Một số từ tiếng Việt khó dịch sang tiếng Anh

Ai (không dùng để hỏi mà để nói trống không) khi chuyển sang tiếng Anh sẽ là Those who Giá mà (đi sau động từ chỉa ở thì quá khứ đơn giản) khi chuyển sang tiếng Anh sẽ là If only. (…)

1. Ai (không dùng để hỏi mà để nói trống không): Those who

 

Ví dụ:
Ai mong đợi điều xấu nhất hầu như là người ít bị tuyệt vọng nhất.

Those who expect the worst are less likely to be disappointed.

2. Giá mà (đi sau động từ chia ở thì quá khứ đơn giản): If only

Ví dụ:
Giá mà tôi giàu có.

If only I were rich.
Giá mà tôi biết tên anh ấy.

If only I knew his name.

3. Phải chi (dùng để diễn tả ước muốn): That
Ví dụ:
Phải chi tôi có thể gặp lại anh ấy.

That I could see him again.

4. Nếu không thì: If not 

Ví dụ:
Tôi sẽ đi nếu anh cùng đi, nếu không thì tôi thà ở nhà còn hơn.

I will go if you are going, if not, I’d rather stay at home.

5. Chỉ khi nào: Only if (đảo chủ ngữ ra sau động từ)

Ví dụ:
Chỉ khi nào thầy giáo cho phép thì sinh viên mới được vào phòng.

Only if the teacher has given permission are students allowed to enter the room.

6. Coi, xem: If, Whether (dùng trong câu nói gián tiếp)

7. Dẫu có hay không: whether or not 
Ví dụ:
Dẫu có yêu được cô ấy hay không thì anh ta cũng vui vẻ.

He will be happy whether or not she loves him.

8. Có nên: whether
Ví dụ:
Tôi không chắc có nên nghỉ việc hay là tiếp tục làm.

I am not sure whether to resign or stay on.

9. Hóa ra: as it turned out; turn out to be sth/sb; turn out that 
Ví dụ:
Hóa ra tôi không cần đến ô.

I didn’t need my umbrella as it turned out.
Hóa ra cô ấy là người yêu của anh trai tôi.

It turned out that she was my older brother’s girlfriend.
Hóa ra công việc vất vả hơn chúng tôi tưởng.

The job turned out to be harder than we thought.

10. Chứ không phải: But 
Ví dụ:
Anh đã mua nhầm cái áo sơ mi rồi. Tôi cần cái màu xanh chứ không phải cái màu vàng.

You have bought the wrong shirt. It is the blue one I wanted but the red one.

11. Không ai mà không: no man but
Ví dụ:
Không ai mà không cảm thấy tội nghiệp cho người ăn xin đó cả.

There is no man but feels pity for that beggar.

12. Lại còn … nữa: Yet more 
Ví dụ:
Lại còn một điển hình nữa về việc buông lỏng tội phạm.

Yet one more example of criminal negligence.
Lại một đứa trẻ nữa ra đời mà không có cha.

Yet one more newly-born child without having father.

 

13. Nếu không muốn nói là…:    if not … / not to say…

Ví dụ:

The mission is too difficult, if not/not to say impossible to finish.

Nhiệm vụ này quá khó, nếu không muốn nói là không thể hoàn thành.

14. Chứ đừng nói chi…: much less…/let alone…

Ví dụ:

I don’t like the way he acted out, let alone/much less she does.

Tôi không thích cái cách anh ta đã cư xử, chứ đừng nói chi là cô ấy.

There is not enough room for us, let alone/much less six cats and a dog.

Chẳng đủ chỗ cho chúng ta, chứ đừng nói chi đến sáu con mèo và một con chó.

15. …quá đủ…:  more than enough…

Ví dụ:

I’ve given you more than enough time to make up your mind. What’s your decision now?

Tôi đã cho anh quá đủ thời gian để cho anh suy nghĩ xong. Giờ thì quyết định của anh là gì?

16. …quay ngược thời gian…/trở lại quá khứ,…: go back in time,/turn back time/turn the clock back to…

Ví dụ:

If I could go back in time by one day, I should have been fixed all that mess to keep him stay.

Nếu tôi có thể đi ngược thời gian lại một ngày, tôi sẽ cần phải thu xếp tất cả mớ hỗn độn này để giữ anh ấy ở lại.

17. …đúng nghĩa, với đầy đủ ý nghĩa…: in the true sense of the word

Ví dụ:

He is an amateur, in the true sense of the word.

Ông ta đúng nghĩa là một tay nghiệp dư.

18. …ngày cách ngày, cách khoảng,…: every other day; every other Sunday/Monday/weekend.

 

Ví dụ:

I visit my parents every other weekend.

Tôi thăm ba mẹ thôi hai tuần một lần.

19. …Đến hồi kết thúc…: come to an end

 

Ví dụ:

As the project comes to an end, many workers now have to face an uncertain future.

Khi dự án đến hồi kết thúc, nhiều người lao động hiện phải đối mặt với một tương lai không chắc chắn.

20. …ngày càng tệ hơn…: to get worse and worse

Ví dụ:

There are several expressions to get worse and worse.

Có một số biểu hiện ngày càng tệ hơn.

21. …day đi day lại…, (một vấn đề nào đó): dwell on…

Ví dụ:

Why does he keep dwelling on my mistake? They all happened. I am trying to correct my mess.

Tại sao anh ta cứ phải day đi day lại sai lầm của tôi chứ? Tất cả chúng đã xảy ra rồi. Tôi đang cố gắng để sửa chữa mớ hỗn độn đó nè.

Cách đặt câu trong tiếng anh

Mặc dù là những câu hỏi thông thường, nhiều người học vẫn thường băn khoăn nên đặt câu hỏi thế nào cho đúng hoặc “Mẫu câu là gì nhỉ???”. Với từng loại câu hỏi, chúng ta nên ghi nhớ bằng cách đặt ít nhất 5 câu ví dụ cho mỗi loại. Và nếu học thuộc được, lặp đi lặp lại được để nghe quen, nói quen thì rất tốt. Bạn sẽ không còn phải băn khoăn, do dự khi hỏi và trả lời nữa.

Có hai dạng câu hỏi mà chúng ta thường gặp như sau:

Ngữ pháp tiếng Anh

1. Câu hỏi “yes”/ “no” (có/ không)

2. Câu hỏi “Wh-”

 1. Câu hỏi “yes”/ “no” (có/ không)

Câu hỏi “yes”/ “no” còn được gọi là câu hỏi đóng, hay câu hỏi toàn phần vì phạm vi hỏi và trả lời bao trùm lên toàn bộ nội dung câu hỏi.

1.1. Đối với động từ “to be”:

Hỏi:

Is

Am

Are

Was

Were

S + … ?

 Trả lời:

Trả lời khẳng định Yes, S is.

am.

are.

was.

were.

Trả lời phủ định No, S isn’t.

am not.

aren’t.

wasn’t.

weren’t.

Ví dụ:

  • Is he a doctor ? Ông ấy là bác sĩ phải không?

Yes, he is. Vâng phải.

Hoặc:   – Yes, he is a doctor.

  • Are they engineers ? Họ là kỹ sư phải không?

No, they aren’t. Không, không phải.

Hoặc:   – No, they aren’t engineers

1.2. Đối với động từ khiếm khuyết (V_kk : shall, will, can, may, must, ought to, …)

Hỏi:

Vkk S V (nm bỏ “to”) (O) ?

Trả lời:

Trả lời khẳng định Yes, S Vkk.
Trả lời phủ định No, S Vkk + not.

Ví dụ:

  • Can you swim? Bạn có biết bơi không?

Yes, I can. Vâng, biết.

No, I can’t. Không, không biết.

Hoặc:

Yes, I can swim.

No, I can’t swim.

1.3. Đối với động từ thường ở các thì đơn (Hiện tại đơn, Quá khứ đơn)

Hỏi:

Do

Does

Did

S V (nm bỏ “to”) O ?

 Trả lời:

Trả lời khẳng định Yes, S do.

does.

did.

Trả lời phủ định No, S don’t

doesn’t

didn’t

Ví dụ:

  • Do you like watching films? Bạn có thích xem phim không?

Yes, I do.

No, I don’t.

  • Does Mr. Tân work in that office? Ông Tân làm việc trong phòng đó phải không?

Yes, he does.

-No, he doesn’t.

1.4. Đối với các động từ ở thì kép (các thì tiếp diễn, hoàn thành, và hoàn thành tiếp diễn)

Hỏi:

Trợ động từ S Động từ chính O ?

Trả lời:

Trả lời khẳng định Yes, S Trợ động từ.
rả lời phủ định No, S Trợ động từ + “not”.

Ví dụ:

  •  Have you ever been to Paris? Bạn đã bao giờ đi đến Paris chưa?

Yes, I have. Vâng, đã có đi rồi.

No, I haven’t. Chưa, chưa từng đi.

2. Câu hỏi “Wh-”:

Câu hỏi “Wh-” còn được gọi là câu hỏi mở, hay câu hỏi từng phần vì phạm vi hỏi và trả lời chỉ chiếm một phần nào đó trong câu hỏi.

2.1. Các “Wh-” được dùng làm chủ từ trong câu hỏi: Who (ai) , What (cái gì), Which (cái nào)

Mẫu câu:

Who

What

Which

V

(ở ngôi thứ 3, số ít)

O ?

Ví dụ:

Who has phoned me? Ai vừa gọi điện thoại cho tôi vậy?

Your father has phoned you. Ba của bạn vừa gọi điện thoại cho bạn

2.2. “Wh-” được dùng làm túc từ trong câu hỏi: Whom (ai), What (cái gì), Which (cái nào)

Mẫu câu:

Who

What

Which

am/ is/ are

do/ does/ did

V_kk

have/ has/ had (nếu là trợ động từ

ở các thì kép)

S + … ?

Ví dụ:

  • What are they doing now? Hiện giờ họ đang làm gì thế?

– They are learning English now. Hiện giờ họ đang học tiếng Anh.

2.3. “Wh-” được dùng làm trạng từ: “Where” (ở đâu), “When” (chừng nào, khi nào, hồi nào), “How” (như thế nào, ra sao, bằng cách nào, làm sao), “Why” (tại sao).

Mẫu câu:

When

Where

Why

How

am/ is/ are

do/ does/ did

V_kk

have/ has/ had (nếu là trợ

động từ ở các thì kép)

S O ?

Ví dụ:

  • Where are you going? (Bạn đang đi đâu thế?

– I am going to the school library. Tôi đang đi đến thư viện trường.

  • Why does he look so happy? Tại sao ông ấy trông có vẻ vui sướng vậy?

– He looks so happy because he has owned a brand-new car. Ông ấy trông vui sướng như vậy là vì ổng mới tậu được một chiếc ô tô mới toanh.

 Ghi chú: đối với “How”

– Khi sau “How” là từ chỉ thời gian, số lượng, trọng lượng, và đo lường:

 How much       +          danh từ không đếm được ở số ít       =          bao nhiêu

How many       +          danh từ đếm được ở số nhiều            =          bao nhiêu

How long         =          bao lâu

How far           =          bao xa, xa cỡ nào

How wide        =          rộng bao nhiêu, rộng cỡ nào

How often       =          có thường không

Ví dụ:

  • How far is it from Long Xuyên to Cần Thơ City? Long Xuyên cách Thành phố Cần Thơ bao xa?

– It is about 65 km from Long Xuyên to Cần Thơ City. Long Xuyên cách Thành phố Cần Thơ khoảng chừng 65 cây số.

  • How long will you stay in Đà Lạt? Bạn sẽ ở lại Đà Lạt trong bao lâu?

For three days and a half. 3 ngày rưỡi.

– Khi dùng “How” để hỏi về phương tiện giao di chuyển.

Ví dụ:

  • How does your son go to school everyday? Con trai của bạn đi học hằng ngày bằng phương tiện gì (bằng cách nào)?

–  He goes to school on foot. Nó cuốc bộ đi học.

–  He goes to school by bicycle. Nó đi học bằng xe đạp.

* Khi trả lời câu hỏi về phương tiện, sau “by” phải là danh từ số ít, không có mạo từ đứng trước.

Danh từ đếm được và danh từ không đếm được trong tiếng anh

1/ Đặc điểm của danh từ đếm được: ·Chỉ những gì đếm được, chẳng hạn như a sandwich (một cái bánh xăng-uých), two sandwiches (hai cái bánh xăng-uých), a dog (một con chó), three dogs (ba con chó), a friend (một người bạn), ten friends (mười người bạn), a cup of tea (một tách trà), four cups of tea (bốn tách trà). ·Có thể ở số nhiều, chẳng hạn như a day, many days. ·Có thể theo sau một số đếm, a/an hoặc some (một vài).

2/ Đặc điểm của danh từ không đếm được: ·Chỉ những gì không đếm được hoặc những gì có tính cách trừu tượng, chẳng hạn như: Money (tiền bạc), weather (thời tiết), nature (thiên nhiên)…… ·Không thể ở số nhiều. ·Có thể theo sau some (nào đó), chứ không thể theo sau a/an hoặc một số đếm.

Nói thêm về danh từ không đếm được:

1/ Danh từ không đếm được thường gặp: Bread (bánh mì), cream (kem), gold (vàng), paper (giấy), tea (trà), beer (bia), dust (bụi), ice (nước đá), sand (cát), water (nước), cloth (vải), gin (r­ợu gin), jam (mứt), soap (xà bông), wine (r­ợu nho), coffee (cà phê), glass (thủy tinh), oil (dầu lửa), stone (đá), wood (gỗ), baggage (hành lý), damage (sự thiệt hại), luggage (hành lý), camping (sự cắm trại), furniture (đồ đạc), parking (sự đậu xe), shopping (việc mua sắm), weather (thời tiết)…

2/ Danh từ trừu tượng Ví dụ: Advice (lời khuyên), experience (kinh nghiệm), horror (khủng khiếp), beauty (đẹp), fear (sợ hãi), information (thông tin), courage (lòng can đảm), help (sự giúp đỡ), knowledge (kiến thức), death (cái chết), hope (niềm hy vọng), mercy (lòng nhân từ), pity (sự tội nghiệp), relief (sự gồ lên), suspicion (sự hồ nghi), work (công việc) …

3/ Danh từ không đếm được luôn ở số ít và không theo sau a/an Ví dụ: Those students don’t want (any) help. They only want (some) knowledge. (Các sinh viên ấy không cần sự giúp đỡ. Họ cần kiến thức mà thôi) I have no experience in this field. (Tôi chẳng có kinh nghiệm về lĩnh vực này)

4/ Danh từ không đếm được thường theo sau some, any, no, a little .. .., hoặc theo sau bit, piece, slice, gallon… Ví dụ: A bit of news (một mẩu tin), a grain of sand (một hạt cát), a pot of jam (một hủ mứt), a slice of bread (một lát bánh mì),  a bowl of soup (một bát súp), a cake of soap (một bánh xà bông), a gallon of petrol (một galon xăng), a pane of glass (một ô kính),  a sheet of paper (một tờ giấy), a glass of beer (một ly bia), a drop of oil (một giọt dầu), a group of people (một nhóm người), a pieceof advice (một lời khuyên)…

5/ Một vài danh từ trừu tượng cũng theo sau a/an, nhưng với ý nghĩa đặc biệt và ở số ít mà thôi. – To have a wide knowledge of literature, we need read much (Để có một kiến thức rộng rãi về văn học, chúng ta phải đọc sách nhiều). – This micro-computer is a great help to our study (Cái máy vi tính này rất có ích cho việc học của chúng tôi) – Do you think these prisoners have a love of music/a hatred of dishonesty? (Bạn có nghĩ rằng các tù nhân này yêu âm nhạc/căm ghét sự bất lương hay không?) – It’s a pity you forgot to do it (Tiếc là bạn quên làm điều đó) – It’s a shame he offended against my teacher (Thật là hổ thẹn khi anh ta xúc phạm đến thầy tôi)

Lưu ý ·He raises chickens in his garden (Anh ta nuôi gà trong vườn nhà mình), nhưng I like to eat chicken (Tôi thích ăn thịt gà). ·My house has six rooms (Nhà tôi có sáu phòng), nhưng There’s no room in the car for the dog (Xe ô tô không có chỗ nào cho chó ngồi). ·We’ve been to France five times (Chúng tôi đã sang Pháp năm lần), nhưng Time is a great healer (thời gian là thuốc chữa lành mọi vết thương).

A – an – the – Cách sử dụng mạo từ trong tiếng Anh

Mạo từ trong tiếng Anh là từ dùng trước danh từ và cho biết danh từ ấy đề cập đến một đối tượng xác định hay không xác định.

A – an – the – Cách sử dụng mạo từ trong tiếng Anh

Mời bạn tham khảo thêm: Các lỗi phát âm tiếng Anh cơ bản của người Việt

Chúng ta dùng “the” khi danh từ chỉ đối tượng được cả người nói lẫn người nghe biết rõ đối tượng nào đó. Ngược lại, khi dùng mạo từ bất định a, an; người nói đề cập đến một đối tượng chung hoặc chưa xác định được

cách dùng mạo từ, a an the, mạo từ trong tiếng Anh, mao tu trong tieng anh
A, an or the ?

The là mạo từ xác định dùng cho cả danh từ đếm được (số ít lẫn số nhiều) và danh từ không đếm được.

Ví dụ:
– The truth (sự thật)
– The time (thời gian)
– The bicycle (một chiếc xe đạp)
– The bicycles (những chiếc xe đạp)

Dùng mạo từ xác định

1. Khi vật thể hay nhóm vật thể là duy nhất hoặc được xem là duy nhất
Ví dụ:
– The sun (mặt trời); the sea (biển cả)
– The world (thế giới); the earth (quả đất)

2. Trước một danh từ, với điều kiện danh từ này vừa mới được đề cập trước đó.
Ví dụ:
– I saw a beggar.The beggar looked curiously at me.
(Tôi thấy một người ăn xin. Người ăn xin ấy nhìn tôi với vẻ tò mò)

3. Trước một danh từ, với điều kiện danh từ này được xác định bằng một cụm từ hoặc một mệnh đề.
Ví dụ:
– The girl in uniform (Cô gái mặc đồng phục)
– The mechanic that I met (Người thợ máy mà tôi đã gặp)
– The place where I waited for him (Nơi mà tôi đợi anh ta)

4. Trước một danh từ chỉ một vật riêng biệt
Ví dụ:
– My father is working in the garden
– (Cha tôi đang làm việc trong vườn) [Vườn nhà tôi]
– Please pass the dictionary (Làm ơn đa quyển tự điển) [Tự điển ở trên bàn]

5. Trước so sánh cực cấp, Trước first (thứ nhất), second (thứ nhì), only (duy nhất)…. khi các từ này được dùng như tính từ hay đại từ.
Ví dụ:
– The first day (ngày đầu tiên)
– The best time (thời gian thuận tiện nhất)
– The only way (cách duy nhất)
– The first to discover this accident (người đầu tiên phát hiện tai nạn này)

6. The + Danh từ số ít tượng trưng cho một nhóm thú vật hoặc đồ vật
Ví dụ:
– The whale is in danger of becoming extinct (Cá voi đang trong nguy cơ tuyệt chủng)
– The fast food has made life easier for housewives.(Thức ăn nhanh đã làm cho các bà nội trợ có cuộc sống dễ dàng hơn)

7. The có thể dùng Trước một thành viên của một nhóm người nhất định
Ví dụ:
– The small shopkeeper is finding business increasingly difficult (Giới chủ tiệm nhỏ thấy việc buôn bán ngày càng khó khăn)

8. The + Danh từ số ítdùng Trước một động từ số ít. Đại từ là He / She /It
Ví dụ:
– The first-class passenger pays more so that he enjoys some comfort.
(Hành khách đi vé hạng nhất trả tiền nhiều hơn để hưởng tiện nghi thoải mái)

9. The + Tính từtượng trưng cho một nhóm người
Ví dụ:
-The old (người già); the rich and the poor (người giàu và người nghèo)

10. The dùng Trước những danh từ riêng chỉ biển, sông, quần đảo, dãy núi, tên gọi số nhiều của các nước, sa mạc, miền
Ví dụ:
– The Pacific (Thái Bình Dương);The Netherlands (Hà Lan)
– The Crimea (Vùng Crimê); The Alps (dãy Alps)

11. The cũng đứng Trước những tên gọi gồm Danh từ + of + danh từ
Ví dụ:
– The Gulf of Mexico (Vịnh Mêhicô)
– The United States of America (Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ).
Nhưng người ta lại nói:
– South Africa (Nam Phi), North America (Bắc Mỹ), West Germany (Tây Đức),mặc dù The north of Spain (Bắc Tây Ban Nha), The Middle East (Trung Đông); The West (Tây Phương)

12. The + họ (ở số nhiều)nghĩa là Gia đình …
Ví dụ:The Smiths = Gia đình Smith (vợ chồng Smith và các con)

Không dùng mạo từ xác định

1. Trước tên quốc gia, tên châu lục, tên núi, tên hồ, tên đường.
Ví dụ:
Europe (Châu Âu), South America (Nam Mỹ), France (Pháp quốc), Downing Street (Phố Downing)

2. Khi danh từ không đếm được hoặc danh từ số nhiều dùng theo nghĩa chung nhất, chứ không chỉ riêng trường hợp nào.
Ví dụ:
– I don’t like French beer (Tôi chẳng thích bia của Pháp)
– I don’t like Mondays (Tôi chẳng thích ngày thứ hai)

3. Trước danh từ trừu tượng, trừ phi danh từ đó chỉ một trường hợp cá biệt.
Ví dụ:
– Men fear death (Con người sợ cái chết)

Nhưng:
– The death of the President made his country acephalous (cái chết của vịtổng thống đã khiến cho đất nước ông không có người lãnh đạo).

4. Sausở hữu tính từ(possessive adjective) hoặc sau danh từ ở sở hữu cách(possessive case).
Ví dụ:
– My friend, chứ không nói My the friend
– The girl’s mother = the mother of the girl (Mẹ của cô gái)

5. Trước tên gọi các bữa ăn.
Ví dụ
-They invited some friends to dinner.
(Họ mời vài người bạn đến ăn tối)
Nhưng:
– The wedding breakfast was held in a beautiful garden
(Bữa tiệc cưới được tổ chức trong một khu vườn xinh đẹp)

6. Trước các tước hiệu.
Ví dụ
– President Roosevelt (Tổng thống Roosevelt)
– King Louis XIV of France (Vua Louis XIV của Pháp)

7. Trong các trường hợp sau đây

– Women are always fond of music (Phụ nữ luôn thích âm nhạc)
– Come by car/by bus (Đến bằng xe ôtô/xe búyt)
– In spring/in autumn (Vào mùa xuân/mùa thu), last night (đêm qua), next year(năm tới), from beginning to end (từ đầu tới cuối), from left to right (từ trái sang phải).
– To play golf/chess/cards (chơi gôn/ đánh cờ/đánh bài)

Lưu ý
– Nature mang nghĩa “Tự nhiên , thiên nhiên ” thì không dùng the.

Ví dụ:
– According to the laws of nature (Theo quy luật tự nhiên)

– They couldn’t tolerate city life anymore and went back to nature(Họ không chịu nổi đời sống thành thị nữa và trở về với thiên nhiên)

– He listened to the radio(Anh ta nghe rađiô), nhưng He watchedtelevision(Anh ta xem TV) ; hoặc He heard it on the radio(Anh ta nghe được việc đó trên rađiô), nhưng He saw it on TV(Anh ta thấy việc đó trên TV).

– Go home/get home (Đi về nhà), be at home (™ nhà), nhưng They returned to the brideg room’s home(Họ trở lại nhà chú rể).Go to bed/hospital/church/school/ work/prison (Đi ngủ/đi nằm bệnh viện/đi lễ/đi học/đi làm/ đi tù), nhưng They went to the school to see their children’s teacher(Họ đến trường để gặp thầy của con họ) & Thepriest goes to the jail topray for the two dying prisoners(Linh mục đến nhà tù để cầu nguyện cho hai người tù đang hấp hối) & She will get a bus at the church (Cô ta sẽ đón xe búyt ở chỗ nhà thờ).Nói chung, không thể thiếu The nếu đến trường không phải để học, đến nhà tù không phải để ở tù hoặc đến nhà thờ không phải để cầu nguyện

Mạo từ bất định

1. A đứng trước một phụ âm hoặc một nguyên âm có âm là phụ âm.
Ví dụ:
– a game (một trò chơi); a boat (một chiếc tàu thủy)
– a university (một trường đại học);a year (một năm)
– a European (một người Âu); a one-legged man (một người thọt chân)

2. An đứng trước một nguyên âm hoặc một âm câm
Ví dụ:
– an egg (một quả trứng);an ant (một con kiến)
– an honour (một niềm vinh dự); an hour (một giờ đồng hồ)

3. An cũng đứng trước các mẫu tự đặc biệt đọc như một nguyên âm.
Ví dụ:
– an SOS (một tín hiệu cấp cứu); an MSc (một thạc sĩ khoa học), an X-ray (một tia X)

4. A/An có hình thức giống nhau ở tất cả các giống, loài
Ví dụ:
– a tiger (một con cọp);a tigress (một con cọp cái)
– an uncle (một ông chú);an aunt (một bà dì)

Cách dùng mạo từ bất định

1. Trước một danh từ số ít đếm được.
Ví dụ:
– We need a microcomputer (Chúng tôi cần một máy vi tính)
– He eats an ice-cream (Anh ta ăn một cây kem)

2. Trước một danh từ làm bổ túc từ (kể cả danh từ chỉ nghề nghiệp)
Ví dụ:
– It was a tempest(Đó là một trận bão dữ dội)
– She’ll be a musician (Cô ta sẽ là một nhạc sĩ)
– Peter is an actor (Peter là một diễn viên)

3. Trong các thành ngữ chỉ số lượng nhất định
Ví dụ:
– a lot (nhiều); a couple (một cặp/đôi); a third (một phần ba)
– a dozen (một tá); a hundred (một trăm); a quarter (một phần t*)

Lưu ý

a cũng được dùng trước half(nửa, rưỡi), khi half theo sau một sốnguyên vẹn. Chẳng hạn, 2 1/2 kilos = two and half kilos hoặc two kilos and a half (hai kí r*ỡi), nhưng1/2 Kg = half a kilo(nửa kí) [không có a trước half].Đôi khi ng*ười ta vẫn dùng a + half + danh từ, chẳng hạn như a half-dozen (nửa tá), a half-length (bức ảnh chụp nửa người); a half-hour (nửa giờ).

Không dùng mạo từ bất định

1. Trước danh từ số nhiều

A/An không có hình thức số nhiều. Vì vậy, số nhiều của a cat là cats và của an apple là apples .

2. Trước danh từ không đếm được
Ví dụ:

– He gave us good advice (Ông ta cho chúng tôi những lời khuyên hay)
– I write on paper (Tôi ghi trên giấy)

3.Trước tên gọi các bữa ăn, trừ phi có tính từ đứng trước các tên gọi đó
Ví dụ:
– They have lunch at eleven (họ dùng cơm trưa lúc 11 giờ)
– You gave me an appetizing dinner (bạn đã cho tôi một bữa ăn tối thật ngon miệng).

Tuy nhiên, nếu là bữa ăn đặc biệt nhân dịp nào đó, người ta vẫn dùng mạo từ bất định.
Ví dụ:
– I was invited to breakfast (bữa điểm tâm bình thường)
(Tôi được mời ăn điểm tâm).
– We were invited to a dinner given to welcome the new director.
(Chúng tôi được mời dự bữa ăn tối chào mừng vị giám đốc mới)

10 Mẫu Câu Động Viên Thông Dụng Bằng Tiếng Anh

MẪU CÂU ĐỘNG VIÊN THÔNG DỤNG

1. Keep up the good work! 
– Cứ làm tốt như vậy nhé!
Sử dụng khi người đó đang làm tốt việc gì đó và bạn muốn họ tiếp tục.

2. That was a nice try / good effort. 
– Dù sao bạn cũng cố hết sức rồi.
Sử dụng khi người ta không làm được gì đó, và bạn muốn họ cảm thấy tốt hơn.

3. That’s a real improvement / You’ve really improved 
– Đó là một sự cải thiện rõ rệt / Bạn thực sự tiến bộ đó.
Sử dụng khi người đó đang làm một việc gì đó tốt hơn lần trước.

4. You’re on the right track 
– Bạn đi đúng hướng rồi đó.
Sử dụng khi người đó đang làm đúng, nhưng vẫn chưa thực làm được, chưa thành công.

5. You’ve almost got it 
– Mém chút nữa là được rồi.
Sử dụng khi người đó chỉ cần một chút nữa là làm được, rất gần với thành công nhưng không được.

6. Dont give up! 
– Đừng bỏ cuộc!
Để động viên người đó tiếp tục.

7. Come on, you can do it! 
– Cố lên, bạn có thể làm được mà!
Sử dụng câu này để nhấn mạnh người đó có khả năng làm được, chỉ cần cố gắng là được.

8. Give it your best shot! 
– Cố hết sức mình đi!
Động viên ai đó cố gắng hết sức của mình.

9. What have you got to lose? 
– Bạn có gì để mất đâu?
Để động viên người đó cứ làm đi, có thất bại cũng chẳng sao cả.

10. Nice job! Im impressed! 
– Làm tốt quá! Mình thực sự ấn tượng đấy!
Dùng để khen ngợi người đó làm rất tốt công việc của mình.